Lập luận vô nghĩa Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài

Bỏ phiếu cho có

Ví dụ:

  • Giữ – Không cần suy nghĩ 16:25, 5 February 2007 (UTC)
  • Xóa – Không cần lý do 01:21, 7 March 2006 (UTC)

Đây hoàn toàn không phải là một lập luận cho việc xóa bài vì chúng ta cần đi tới quyết định cuối cùng thông qua thảo luận, mọi ý kiến cụt ngủn "Giữ" hay "Xóa" sẽ ngay lập tức được bảo quản viên loại bỏ trong quá trình kết luận việc xóa bài, ngay cả việc nhấn mạnh chúng thành "Nhất định giữ" hay "Chắc chắn phải xóa" đều không làm ý kiến này có trọng lượng hơn. Bạn hãy đưa ra lập luận hay đồng thuận có sức thuyết phục của mình để cho thấy bài viết/tập tin/bản mẫu/thể loại đó bị xóa là chính đáng và phù hợp với những quy tắc của Wikipedia.

Ăn theo người đề nghị xóa

Ví dụ:

  • Xóa, ý kiến giống với đề nghị xóa. – Tràn đầy lòng tin 01:21, 7 March 2006 (UTC)
  • Giữ, tương tự ý kiến của thành viên B. – A dua 12:01, 18 December 2006 (UTC)

Một lần nữa cần nhớ rằng việc xóa bài dựa trên thảo luận chứ không dựa trên bình quân đầu phiếu. Những ý kiến không chứa lập luận nào khác ngoài việc ủng hộ một ý kiến đã có sẵn thực sự không có tính xây dựng trong cuộc thảo luận này. Người tham gia luôn được khuyến khích sử dụng chính lập luận của họ, dựa trên cách hiểu và kinh nghiệm của họ. Đưa ra lập luận của chính bạn cũng giúp bạn chứng tỏ rằng mình không chỉ đồng ý xóa đơn giản vì không thích bài đó.

Theo số đông

Ví dụ:

  • Giữ, như mọi người khác. – Mọi người khác 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Xóa, vì hầu như mọi người đều thấy nó đáng bị xóa. – Chuyên nhắc lại 02:02, 2 February 2002 (UTC)
  • Xóa, hầu hết mọi người đều cho rằng nó đáng bị xóa, và điều đó sẽ xảy ra. – Lời tiên tri thành sự thật 03:03, 3 March 2003 (UTC)

Trang Biểu quyết xóa bài luôn khuyến khích người tham gia đưa ra ý kiến độc lập của chính họ, bởi chính ý kiến của từng cá nhân, chứ không phải cách tuyên truyền theo kiểu tập thể, là thứ các thảo luận xoay quanh việc xóa bài cần. Người chỉ dựa theo số đông để góp ý kiến thì thực chất họ chỉ đang bỏ phiếu chứ không phải thảo luận. Bạn cần hiểu rằng đồng thuận có thể thay đổi khi có sự xuất hiện của một lập luận thiểu số nhưng hợp lý.

Đơn giản là không bách khoa

Ví dụ:

  • Xóa, không bách khoa. – Độc nhãn 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Xóa, xem WP:NOT. – Chung chung 02:02, 2 February 2002 (UTC)
  • Giữ, định nghĩa này phải có trong một bách khoa thư. – Tin chắc 03:03, 3 March 2003 (UTC)

"Không bách khoa" là lập luận rất hay gặp tại trang Biểu quyết xóa bài. Đây là lập luận quá chung chung và có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy bạn hãy cụ thể nó bằng việc chỉ ra bài viết không xứng đáng tồn tại vì đã không đáp ứng được tiêu chuẩn cụ thể nào của Wikipedia.

Đơn giản là không nổi bật

"WP:BAIKHONGNOIBAT" chuyển hướng đến đây. Chi tiết về độ nổi bật của bài mời xem WP:N

  • Ví dụ:
  • Xóa, vì không nổi bật. –Người tôn thờ độ nổi bật 16:25, 5 February 2007 (UTC)
  • Xóa NN. – Nhà tuyên bố 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Giữ, nó hoàn toàn nổi bật. –Nhà tiên tri 01:21, 7 March 2006 (UTC)

Đơn giản tuyên bố rằng chủ đề của bài viết không nổi bật mà không đưa ra được lý do như tại sao chủ đề lại không nổi bật. Điều này cũng giống như nói "đơn giản là không bách khoa" và "chỉ vào qui định hướng dẫn".

Thay vì chỉ nói "Không nổi bật", hãy xem xét việc nói rằng "Không có nguồn đáng tin cậy để kiểm chứng được độ nổi bật" hay "Nguồn không độc lập, vì vậy không thể xác minh được chủ đề này đạt những tiêu chẩn về độ nổi bật", hay "Nguồn không cung cấp được tầm quan trọng mà tiêu chuẩn về độ nổi bật đòi hỏi." Đưa ra những lý do rõ ràng như tại sao chủ đề có thể không nổi bật giúp những người tham gia chỉnh sửa khác có cơ hội nghiên cứu và cung cấp những nguồn thông tin có thể chứng minh hoặc khẳng định độ nổi bật của đề tài.

Sẽ rất mơ hồ khi quả quyết rằng thứ gì đó không nổi bật mà không hề đưa ra giải thích hay nguồn dẫn cho lời phàn nàn về độ nổi bật đó. Điều này thường thấy khi cố khẳng định sự nổi bật theo các quy định riêng (như âm nhạc hay nội dung internet). Thêm vào đó, các bài có thể đáp ứng tiêu chuẩn về độ nổi bật nhưng không đạt nhưng hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác như bài viết về những người nổi bật đang sống cũng có thể bị xóa nếu chúng chỉ nổi bật bên lề, và phải bị xóa nếu chúng mang tính phỉ báng. Tiêu chuẩn đưa vào không quyết định việc đưa vào hay không, chúng chỉ mang tính đề xuất.

Đơn giản là không thuộc về nơi đây

"WP:THUOC" chuyển hướng tới đây. Về những gì không phải của Wikipedia, xem WP:KHONG. Về phủ nhận chung, xem Wikipedia:Phủ nhận chung

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).Ví dụ:

  • Xóa Không thuộc về nơi này. –Bảo vệ khu VIP 16:25, 5 February 2007 (UTC)
  • Xóa Thật kỳ cục khi có đề tài này. – Cảm giác ngờ ngợ 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Xóa Đề tài này thật ngốc nghếch và có thể nó là đề tài ngốc nhất ta có thể tìm tại Wikipedia. Thông minh hiểu biết nhất đời 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Xóa Đáng ra nó không bao giờ nên xuất hiện trong từ điển này. Ban kiểm duyệt 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Xóa Đúng là nó có chú thích nhưng đề tài này thật tầm thường và tôi không biết sao nó thể thích hợp cho từ điển bách khoa. – Cao siêu là biểu tượng của bách khoa 12:01, 18 December 2006 (UTC)

Những lập luận như thế hoàn toàn chỉ là ý kiến cá nhân. Nó không dựa trên bất cứ quy định, hướng dẫn hay lý lẽ nào. Ý nghĩa ngầm ẩn trong các câu nói đó là "Tớ chả thích nó, vì vậy nó không nên có ở wikipedia."

Tại wikipedia, việc bài viết có được giữ hay không được quyết định bởi những quy tắc và hướng dẫn được thiết lập dựa trên đồng thuận, không phải bằng việc nêu những ý kiến kiểu như "tôi nghĩ rằng/không nghĩ rằng bài viết này nên được giữ." Tất cả chúng đều là những ý kiến cá nhân và nói như thế thì không khác gì bỏ phiếu mà không nêu lý do.

Chỉ vào quy định hướng dẫn

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

Mặc dù việc chỉ đến một quy định hoặc hướng dẫn có thể cho người dùng khác hiểu ra lý do tại sao bài này nên bị xóa, nhưng nó không chỉ ra cụ thể rằng quy định hoặc hướng dẫn đã bị vi phạm như thế nào. Khi biểu quyết xóa bài, hãy ghi rõ lý do tại sao phải xóa (hoặc giữ).

Như phần bên trên, biểu quyết xóa bài không đếm "số phiếu". Chúng là những thảo luận để đạt đến đồng thuận. Thay vì chỉ viết rằng "Nghiên cứu chưa công bố", hoặc "Không đáp ứng Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được", hãy cân nhắc viết chi tiết hơn một chút, ví dụ "Nghiên cứu chưa công bố: Chứa nhiều thông tin nghiên cứu không dẫn nguồn" hoặc "Không đáp ứng Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được – nguồn toàn ở các blog cá nhân và các bài viết diễn đàn". Khi đó, người viết bài có thể biết và chỉnh sửa các thông tin trong bài lại sao cho không mắc các lỗi như đã nêu.

Hãy nhớ rằng các bài viết vẫn có thể được sửa chữa, và không phải lúc nào cũng cần phải cóa nếu vấn đề của bài được nêu ra và được sửa chữa hợp lý (xem Các vấn đề khó giải quyết bên dưới).

Xin ân xá

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

  • Giữ Tôi đã đầu tư rất nhiều vào bài viết này. – Người làm việc chăm chỉ 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Bạn sẽ làm tôi xúc động vô cùng nếu bạn chuyển chữ "Xóa" thành "Giữ". – Dễ xúc động 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Tôi cần thêm thời gian để bổ sung. – Cần thời gian 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Tôi đã đặt bản mẫu này vào bài vì thế không nên xóa nó. – Bản mẫu đã vào chỗ 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Tôi đã đặt hidden text vào đầu trang hãy nói mọi người rằng không cần phải xóa nó. – Hidden text đã có tác dụng 01:01, 1 January 2001 (UTC)

Lập luận như vậy không bám vào một chính sách hay hướng dẫn nào. Chúng chỉ đơn thuần là một chiến dịch của thành viên đó để thay đổi quan điểm của các thành viên khác. Những phiếu bầu kiểu như trên không giúp ích gì trong việc đạt được một sự đồng thuận, và bất cứ ai đáp ứng lời cầu xin như vậy thì cũng không giúp làm rõ vấn đề hơn chút nào.

Bạn cũng nên làm quen với các chiêu trò hướng dẫn vận động của Wikipedia trước khi bạn thu hút "phiếu" cách này hay cách khác trong một cuộc thảo luận.

Nếu bạn cảm thấy bạn cần thêm thời gian để làm việc trên một bài viết mà bạn vừa tạo đã được đóng gói để xóa sớm, một lựa chọn có thể yêu cầu [ [ WP: USERFY | userfication ]], nơi bạn có thể dành nhiều thời gian như bạn muốn cải thiện bài viết cho đến khi đáp ứng nguyên tắc bao gồm Wikipedia. Một khi điều này đã được thực hiện, bạn có thể giới thiệu lại vào không gian chính của bài viết.

Trong những năm qua, một số mẫu đã được tạo ra để được đặt trên đầu trang của trang chỉ ra rằng họ là người mới và có thể mất nhiều thời gian để hoàn thành các tiêu chuẩn của Wikipedia. Chúng bao gồm {{ newpage }}, {{ bài viết chưa được xem xét mới }}, {{ xây dựng }}, và {{ newlist }}. Nếu một mẫu như vậy được tìm thấy trên một trang mới được tạo ra, như là một [ [ WP: DÂN SỰ | lịch sự thông thường ] ], [ [ WP: máy điện hạt nhân | patrollers trang mới] ] và những người khác không nên vội vàng để xóa trang trừ khi rõ ràng là nó không bao giờ có thể đáp ứng các nguyên tắc thu nhận. Nếu một người không chắc chắn về điều này, hoặc nếu nó xuất hiện không có tiến bộ đã được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý, tác giả cần được liên lạc liên quan đến / ý định của mình, và đưa ra một số tiền hợp lý của thời gian để trả lời. Nó được khuyến khích cho người đang xem xét đưa nó lên để xóa xem xét userfication như một sự thay thế.

Liên quan

Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia Wikipedia:Những bài cần sửa Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài Wikipedia:Những điều quan trọng nhất có thể Wikipedia:Những gì không phải là GFDL Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi giải quyết bút chiến Wikipedia:Những lập luận cần tránh Wikipedia:Những trang có thể vi phạm quyền tác giả Wikipedia:Những nơi có thể hỏi và thảo luận Wikipedia:Những bài viết nổi bật